Barista là gì? Bạn có biết công việc hàng ngày của một Barista – nghệ nhân pha chế cafe là như thế nào không? Cùng Coffee&tea Setup giải đáp những thắc mắc cho các bạn đã, đang và sẽ theo đuổi nghề Barista.
Nghề Barista là gì?
Barista là những người làm công việc pha chế café và một số thức uống hiện đại không cồn được ưa chuộng trên thị trường. Trong vài năm gần đây, nghề Barista đang dần trở thành lựa chọn nghề nghiệp của nhiều người, đặc biệt là các bạn trẻ. Nhiều cuộc thi hay khóa học cũng được mở ra nhằm hướng tới việc đào tạo đội ngũ Barista chuyên nghiệp. Vậy thực chất nghề Barista là gì? Vì sao lại “hot” như vậy?
Cụ thể, Barista là một từ xuất phát từ Ý, được dùng chỉ người làm trong công việc pha chế cafe như:
- Cappuccino
- Latte Art
- Machiato, Latte Macchiato
- Mocha, Espresso Con Panna, Americano…
Và những thức uống trình bày đẹp mắt khác được nhiều bạn trẻ yêu thích hiện nay như: Espresso Ice, Espresso Shakerato , Cappuccino Ice Cream , Freddo , Mocha Ice Cream . Tại Việt Nam, người ta thường gọi nghề Barista một cách gần gũi là nhân viên pha chế cafe.
“Barista” là tên gọi của những người làm công việc pha chế café nói chung
Để duy trì và phát triển một thương hiệu cafe, khâu pha chế đặc biệt quan trọng. Muốn giữ chân khách hàng được lâu phụ thuộc vào “độ ngon” và sự bắt mắt của đồ uống do các Barista pha chế. Không sai khi Barista được xem như “con át chủ bài” – yếu tố quyết định gần 100% thành công cho các thương hiệu cafe.
Công việc hàng ngày của một Barista là gì?
Để hiểu rõ thêm về công việc của một Barista là gì chúng ta cần phải phân tích theo từng khoảng thời gian trong ngày. Tuy nhiên, những công việc chủ yếu mà một người pha chế cafe phải thực hiện đó là:
- Tiếp đón khách hàng, tìm hiểu nhu cầu đồ uống của khách.
- Nhận order hoặc giải đáp thắc mắc liên quan đến thực đơn, gợi ý một số đồ uống đặc biệt nếu cần.
- Thực hiện yêu cầu của khách, tùy theo từng nhu cầu mà Barista điều chỉnh công thức cho phù hợp.
- Đảm bảo chất lượng đồ uống: màu sắc đẹp mắt, hương vị thơm ngon, trang trí đúng yêu cầu.
- Giữ vệ sinh khu vực làm việc.
Một ngày làm việc của người Barista xoay quanh những công việc liên quan tới thực hiện order của khách, luôn phải đảm bảo chất lượng dịch vụ luôn tốt nhất. Bên cạnh đó, Barista nếu có kỹ năng quản lý sẽ dễ dàng thăng tiến lên các vị trí cao trong lộ trình nghề nghiệp.
Những điều Barista cần biết
Barista là nghề năng động, sáng tạo. Vậy để thành công với nghề này, bạn cần chuẩn bị những gì?
Sở hữu tố chất sáng tạo
Để trở thành Barista chuyên nghiệp – người được ví như “bếp trưởng về cafe”, sở hữu khả năng sáng tạo để tạo ra tách cafe như những tác phẩm nghệ thuật, làm hài lòng cả những vị khách khó tính nhất là ưu thế lớn. Hơn nữa, với khả năng sáng tạo, Barista có thể phát triển những thức uống mới mẻ, thơm ngon để bổ sung vào thực đơn cửa hàng, thu hút khách. Barista là cũng người có đôi bàn tay khéo léo, tinh tế để có thể thực hiện chăm chút trang trí và nâng tầm cho từng “tác phẩm”.
Kiến thức và kỹ năng pha chế
Bạn cần chú trọng đầu tư đến những kiến thức chuyên môn như: cách phân biệt các loại cafe, các dòng thức uống từ café nóng/lạnh, công thức pha chế café nổi tiếng trên thế giới như: Espresso, Latte, Cappuccino… và một số đồ uống thông dụng (trà hiện đại, mocktail, soda, sinh tố…).
Đặc biệt, Barista phải thành thạo các kỹ thuật pha chế đồ uống, gồm: kỹ thuật chiết xuất café Espresso, cách rang xay hạt café, kỹ thuật tạo bọt sữa, kỹ thuật Latte Art, pha chế cà phê bằng các dụng cụ Barista thủ công (Syphon, Pour Over, V60, Chemex, Cold Brew, Kalita…).
Sự đam mê và tinh tế trong công việc
Đam mê là yếu tố giúp các Barista kiên định với nghề, vượt qua những khó khăn, thử thách để chinh phục công việc yêu thích. Vì vậy, nuôi dưỡng đam mê với nghề là điều vô cùng quan trọng.
Có người đã từng nói, mỗi một tách cafe là một tác phẩm nghệ thuật và Barista chính là một người nghệ sĩ. Sự tinh tế, tỉ mỉ với từng hạt café đã giúp Barista thổi hồn, biến hạt café trở thành thức uống thơm ngon hơn, độc đáo hơn.
Lộ trình thăng tiến của nghề Barista
Barista là một nghề nghiệp hấp dẫn với mức thu nhập ổn định và nhiều tiềm năng phát triển. Lộ trình thăng tiến nghề Barista rộng mở tại các Nhà hàng – Khách sạn lớn hoặc chuỗi thương hiệu đồ uống nổi tiếng. Mỗi vị trí trong ngành Barista sẽ có yêu cầu công việc và mức lương khác nhau tùy theo quy mô nơi bạn làm việc. Để hiểu rõ hơn về lộ trình thăng tiến của nghề Barista, các bạn hãy cùng Dạy Pha Chế Á Âu khám phá nhiệm vụ và mức lương trung bình của 7 vị trí công việc pha chế nhé!
Phụ Bar (Barboy)
Phụ Bar có trách nhiệm chính là chuẩn bị, sơ chế nguyên liệu, hỗ trợ các Barista trong quá trình pha chế, thực hiện các thức uống đơn giản và dọn dẹp khu vực quầy bar. Phụ Bar sau một thời gian làm việc tốt sẽ có cơ hội lên làm Barista. Mức lương dành cho vị trí Phụ Bar là khoảng 170 – 200 USD/tháng, chưa bao gồm tiền tip.
Nhân viên pha chế (Barista)
Công việc chính của Barista là pha chế các món đồ uống theo nhu cầu khách hàng. Ngoài ra, họ còn là người trực tiếp chỉ đạo, phân công công việc cho phụ Bar và các nhân viên mới. Theo khảo sát thì mức thu nhập trung bình của vị trí này từ 200 –240 USD/tháng ở các quán cafe vừa và nhỏ. Tại những Nhà Hàng – Khách Sạn cao cấp và chuỗi hệ thống cafe nổi tiếng, mức thu nhập ở vị trí này có thể cao hơn.
Bar Trưởng (Head Bartender/Shift Leader)
Khi đảm nhận vị trí Bar trưởng, bạn sẽ không trực tiếp pha chế thức uống. Thay vào đó bạn sẽ là người hỗ trợ Barista trong việc quản lý các công việc từ chuẩn bị nguyên vật liệu, sơ chế nguyên liệu, pha chế thức uống, trang trí và kiểm tra chất lượng sản phẩm. Các nhiệm vụ kiểm tra nguyên vật liệu tồn kho, các loại vật tư, phát triển các công thức pha chế đồ uống và thực đơn… cũng là công việc của Bar trưởng. Mức thu nhập của Bar Trưởng là 240 – 300 USD/tháng.
Giám sát Bộ phận Pha chế (Beverage Supervisor)
Giám sát Bộ phận Pha chế là người chịu trách nhiệm kiểm định số lượng và chất lượng sản phẩm trước khi đến tay khách hàng, phát triển thực đơn hay sáng tạo đồ uống mới. Bên cạnh đó, bạn sẽ có nhiệm vụ quản lý thiết bị, giám sát và đảm bảo nhân viên thực hiện hiệu quả công việc, phân công và bố trí việc làm cho nhân viên. Ngoài ra, bạn còn phối hợp với bộ phận khác như Nhà hàng, khu vực Bếp để nâng cao chất lượng dịch vụ. Thăng tiến lên vị trí này, mức thu nhập trung bình của bạn thường dao động từ 300 – 400 USD/tháng.
Quản lý Bộ phận Pha chế (Beverage Manager)
Ở vị trí Quản lý Bộ phận Pha chế, bạn sẽ đảm nhiệm việc hỗ trợ điều hành và giám sát các hoạt động của quầy Bar/Lounge, đảm bảo tiêu chuẩn thức uống và chất lượng phục vụ, phát triển các chương trình đào tạo nhân sự, lên kế hoạch và phân công nhân sự làm việc, quản lý tài chính… Lương cơ bản ở vị trí này dao động từ 520 – 650 USD/tháng.
Quản lý Bộ phận Ẩm thực (F&B Manager)
Quản lý Bộ phận Ẩm thực sẽ chịu trách nhiệm về tài chính, phối hợp với Bếp trưởng Điều hành phát triển thực đơn cho doanh nghiệp. Điều phối nhân sự làm việc thuộc khu vực quản lý. Tuyển dụng, đào tạo, đề xuất khen thưởng, xử phạt nhân viên. Khi đảm nhiệm vị trí này, bạn sẽ nhận được mức lương khoảng 750 – 1.100 USD/tháng.
Giám đốc Bộ phận Dịch vụ Ẩm thực (F&B Director)
Đây là vị trí cao nhất trong lộ trình thăng tiến của nghề Barista. Giám đốc Bộ phận Dịch vụ Ẩm thực chịu trách nhiệm vận hành các hoạt động của quán Bar, Nhà hàng hiệu quả, mang về lợi nhuận cho doanh nghiệp, phối hợp với các bộ phận, phòng ban khác xây dựng và thực hiện chiến lược kinh doanh của nhà hàng, khách sạn. Mức lương trung bình >1.300 USD/tháng là con số mơ ước của bất kì theo đuổi nghề pha chế.
Ly cafe & những câu chuyện làm giàu
Trong một vài năm trở lại đây, các món café Ý du nhập mạnh mẽ vào Việt Nam. Sự xuất hiện ào ạt các mô hình cafe công nghiệp như Highlands Coffee, The Coffee Bean and Tea Leaf, Starbucks, The Coffee House đã đáp ứng được nhu cầu thưởng thức cafe ngày càng cao của người Việt.
Thị trường đồ uống phát triển đã mở ra nhiều cơ hội việc làm cho các bạn trẻ yêu thích pha chế. Sau khi hoàn thành một khóa học Barista ngắn hạn, bạn sẽ tìm được công việc với mức thu nhập ổn định. Nếu có điều kiện về nguồn vốn, bạn có thể phát triển theo hướng kinh doanh mô hình cafe Take-away, café sân vườn, cafe Ý, café công nghệ, café rang xay…
Làm thế nào để rút ngắn thời gian học Barista?
Khóa học Barista không chỉ cung cấp cho bạn những kiến thức, kỹ năng pha chế mà còn mở rộng kỹ năng sáng tạo đồ uống, phát triển thực đơn, quản lý kinh doanh. Vì vậy, khóa học sẽ phù hợp với mọi đối tượng học viên. Nếu bạn là người mới bắt đầu nghề pha chế thì khóa học Barista Cơ Bản sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức để trở thành Barista chuyên nghiệp.
Để thăng tiến lên các vị trí hoặc tìm kiếm các cơ hội làm việc trong môi trường quốc tế thì khóa học Barista Nâng Cao là lựa chọn lý tưởng dành cho bạn. Bạn sẽ được cung cấp những kiến thức pha chế café chuyên sâu như: rang xay hạt café, cách phối trộn cafe theo tỷ lệ chuẩn, sử dụng dụng cụ pha chế cafe nghệ thuật, kỹ thuật Latte Art nâng cao… Khóa học này cũng rất phù hợp cho những ai học để mở quán kinh doanh, làm chủ các mô hình cafe hiện đại như coffee workshop, cafe đặc sản…
Khóa học Barista tại Setupct cung cấp tất cả những kiến thức và kỹ năng để bạn trở thành một Barista chuyên nghiệp. Bạn còn đợi gì mà không đăng ký ngay khóa học bằng cách gọi điện thoại đến tổn (miễn phí cước gọi), để lại thông tin cá nhân ở form đăng ký bên dưới hoặc trực tiếp ghé địa chỉ Setupct.
———————————
COFFEE & TEA VN cung cấp dịch vụ chất lượng và uy tín.